Nhân sâm là một loại thảo dược quý hiếm, nổi tiếng trong y học cổ truyền và hiện đại nhờ những lợi ích sức khỏe to lớn. Đặc biệt, nhân sâm Hàn Quốc được biết đến với hàm lượng dinh dưỡng và thành phần hoạt chất phong phú, như ginsenosides và saponins, giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện trí nhớ, tuần hoàn máu, chống lão hóa và tăng cường sinh lực. Nhân sâm có thể được dùng dưới nhiều dạng như tươi, hồng sâm, hắc sâm và phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Đây là loại thảo dược được đánh giá cao trên toàn thế giới.
1. Tác dụng của nhân sâm
Nhân sâm là một vị thuốc quý, quà tặng sức khỏe từ thiên nhiên. nhân sâm giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại các bệnh tật. Ngoài ra, nó cải thiện tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch, giúp duy trì huyết áp ổn định. Nhân sâm còn nổi tiếng với khả năng tăng cường trí nhớ, giảm căng thẳng, giúp cải thiện sự tập trung.
Đặc biệt, nhân sâm có tác dụng chống lão hóa, bảo vệ tế bào khỏi quá trình oxy hóa, và tăng cường sinh lực, đặc biệt hiệu quả cho nam giới và nữ giới cần cải thiện sức khỏe toàn diện.
Những tác dụng của nhân sâm đã được chứng minh là:
1.1. Giảm căng thẳng tâm thần khi dùng nhân sâm
Nhân sâm là dược liệu có thể cải thiện giúp con người tỉnh táo về tinh thần, thay đổi tâm trạng và giảm cảm giác mệt mỏi. Nhân sâm được biết đến là loại thảo dược thay thế các loại thuốc chống trầm cảm và lo âu. Khi một người đang phải trải qua tình trạng căng thẳng tinh thần quá mức, các kích thích tố tuyến thượng thận (cortisol, adrenaline và noradrenaline) sẽ tăng tiết và gây ra những các vấn đề sức khỏe khác. Nhân sâm có thể giúp bạn cân bằng lượng adrenaline trong cơ thể.
1.2. Nhân sâm giúp kích thích hệ thống miễn dịch và thần kinh
Tác dụng nhân sâm là tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Các chuyên gia cho rằng nhân sâm có thể cải thiện chất lượng cuộc sống. Đặc tính Adaptogenic có trong thành phần của nhân sâm có tác dụng kích thích sự trẻ hóa tế bào và có thể khôi phục các tế bào bị hư hại ở những người lớn tuổi. Nhân sâm cũng có thể giúp chống lại bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm khác.
1.3. Nhân sâm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Lượng đường trong máu có thể giảm đáng kể bằng cách sử dụng các chế phẩm từ nhân sâm. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường, không nên sử dụng cùng một lúc thuốc với nhân sâm để tránh có thể làm cho lượng đường huyết bị giảm xuống mức quá thấp. Trước khi sử dụng nhân sâm, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nội tiết.
1.4. Nhân sâm giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư
Sự phát triển của một số loại tế bào ung thư có khả năng bị ức chế bởi nhân sâm. Theo những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, thành phần ginsenosides có trong nhân sâm có tác dụng chống lại khối u và có thể gây tổn thương các tế bào ung thư buồng trứng, ung thư phổi, tế bào ung thư tuyến tiền liệt và các tế bào thần kinh. Ngoài ra, nhân sâm cũng có chức năng ức chế sự phát triển chu kỳ tế bào và làm chậm quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư.
1.5. Nhân sâm giúp giảm nồng độ cholesterol
Trong một số nghiên cứu gần đây, nhân sâm đã được tìm thấy có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol LDL (cholesterol xấu). Các nhà khoa học chứng minh rằng thành phần ginsenosides chứa trong nhân sâm hữu dụng cho việc giảm mức cholesterol trong cơ thể.
1.6. Sử dụng nhân sâm giúp giảm mệt mỏi
Vai trò của adaptogenic có trong thành phần của nhân sâm làm thay đổi sinh lý trong cơ thể để thích ứng với sự mệt mỏi do làm việc mệt mỏi hoặc lao động quá sức.
1.7. Sử dụng nhân sâm giúp tăng khả năng chịu đựng
Nhân sâm được coi là thuốc bổ vì có thể cải thiện khả năng chịu đựng và được dùng phổ biến ở vận động viên. Trong thực tế, một vận động viên cần phải duy trì được thể lực ở mức cao và nhân sâm có thể trợ giúp hữu hiệu cho vận động viên đang tham gia thi đấu.
2. Tác dụng phụ khi dùng nhân sâm
Nhân sâm là một vị thuốc bổ cho cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng nhân sâm bạn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn cho cơ thể. Cụ thể là, sau vài ngày sử dụng nhân sâm, bạn có thể xuất hiện cảm giác bồn chồn và dễ kích thích. Do tác dụng của nhân sâm có thể làm giảm lượng đường trong máu nên có thể gây ra giảm khả năng tập trung và tụt đường máu.
Đồng thời, nhân sâm có tác dụng giống estrogen nên không nên dùng cho phụ nữ người mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em. Nguyên nhân là do, đã có những báo cáo về sự ảnh hưởng nghiêm trọng hơn như các cơn hen, tăng huyết áp, đánh trống ngực và chảy máu tử cung ở những phụ nữ sau khi mãn kinh.
Mặt khác, nhiều người do chưa quen sử dụng sẽ cảm thấy nhân sâm có mùi khá khó chịu.
3. Những người nên thận trọng khi sử dụng nhân sâm
Nhân sâm là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải có thể sử dụng cho mọi đối tượng được. Một số nhóm người không sử dụng được nhân sâm như:
- Người thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng.
- Đặc biệt, người đang bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể không tốt.
- Người bị nôn mửa, trào ngược dạ dày, tăng huyết áp cũng không nên sử dụng. Nguyên nhân là do sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến nguy cơ bệnh tai biến mạch máu não.
- Phụ nữ trước khi sinh nở cũng không nên dùng nhân sâm.
- Người hay mất ngủ nhưng sức đề kháng yếu mà muốn dùng nhân sâm nên dùng buổi sáng
- Trẻ em có thể trạng yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm